Áo mùa đông


Download lossless tại đây
Áo mùa đông
Nhạc sỹ: Đỗ Nhuận
Ca sỹ: Phương Nga
Gió bấc tới đây xào xạc rung cây lá lá bay.
Một mùa đông bao người đan áo
Gió hút theo mây người nào đem manh áo tới đây
cho người lính đêm đông này
Này người ơi tôi nhớ thấy nhiều người bạn tôi
trong nắng cuối chiều ngồi miền quê đan áo
Này người ơi tôi nhớ thấy nhiều người người mẹ
mong con ngóng những chiều chờ cầm áo đưa theo.

Đứng gác đêm qua nhìn về muôn phương khuất khuất xa
Từng người quân ơn người đan áo.
Tấm áo xông pha mùa lạnh che thân chiến sĩ ta,
đây là áo nơi quê nhà.
Này người ơi có thấy phút nào từng bạn tôi
anh dũng máu trào máu cờ loang trên áo.
Này người ơi có thấy phút nào từng đoàn quân
khâu áo nhuốm đào thành cờ cuốn lên cao.

7 comments:

  1. "Này người ơi tôi nhớ thấy nhiều người bạn tôi
    trong nắng quá chiều ngồi miền quê đan áo"
    " Nắng quái chiều" thì đúng hơn bạn ạh. Như trong câu " Gái thương chồng đương đông buổi chợ. Trai thương vợ nắng quái chiều hôm" ý. Chứ " nắng quá chiều" chả có ý nghĩa gì cả.

    ReplyDelete
  2. Mình chịu, mình tra trên mạng toàn là "nắng quá chiều", với cả ý 2 câu nó không giống nhau, câu của cậu ý chắc là trai thương vợ vì nắng nôi chiều hôm, còn trong câu kia là ám chỉ về thời gian buổi cuối chiều.

    ReplyDelete
  3. Gái thương chồng đương đông buổi chợ, trai thương vợ nắng quái chiều hôm



    Gái thương chồng đương đông buổi chợ, trai thương vợ nắng quái chiều hôm là một câu tục ngữ đầy ý vị. Vậy mà mãi tới giờ trong giới khảo cứu vẫn chưa thống nhất được với nhau về cái nghĩa đích thực của câu nầy. Tại sao lại xảy ra tình trạng đó? Và làm thế nào để trả lời thoả đáng cho câu hỏi: người xưa muốn nhắn nhủ gì với con cháu qua câu tục ngữ trên?

    Truớc khi trả lời mấy câu hỏi này, có lẽ chúng ta nên cùng nhau đọc lại lời diễn giải hay được nhắc nhở nhất và cũng hay được dùng làm chỗ dựa nhất trong giới khảo cứu: lời diễn giải của sách Kể chuyện thành ngữ tục ngữ. Theo sách này (do GS Hoàng Văn Hành viết) thì người xưa muốn nhắn nhủ với con cháu ba điều sau đây:

    1. "phản ảnh sự chênh lệch, bất bình đẳng trong quan hệ yêu thương vợ chồng. Tình cảm người phụ nữ bao giờ cũng đậm đà, đầy đặn, mặn mà như buổi chợ đương đông, bởi ngoài lí do giới tính ra, người phụ nữ còn chịu sự ràng buộc của tam tòng tứ đức. Ngược lại, tình thương yêu của người con trai đối với vợ thường nhạt nhẽo, thoáng qua, ví như nắng quái chiều hôm le lói một lát rồi tắt ngấm khi mặt trời lặn;

    2. Phản ảnh mức độ khác nhau trong tình yêu vợ chồng. Người con gái luôn luôn thương yêu chồng bằng tình yêu đậm đà, mặn mà, đầy đặn khác nào đương đông buổi chợ. Còn tình cảm của người con trai chỉ đôi lúc nhưng mãnh liệt như cái nắng quái chiều hôm vậy. Nắng quái chiều hôm tuy ngắn ngủi nhưng sức nóng, sức cháy bỏng của ánh nắng xiên khoai này thật là ghê gớm;

    3. Nói về tính chất biểu hiện tình thương vợ chồng. Khi đã thương yêu chồng, tình cảm của người con gái được thể hiện ra bằng sự hoạt bát, vui nhộn như đương đông buổi chợ. Và người chồng chẳng khó khăn gì trong việc tìm hiểu tình cảm của vợ đối với mình. Ngược lại, chàng trai thâm trầm hơn trong tình yêu. Thậm chí, có khi tình yêu thương của chàng được thể hiện cả bằng sự cáu gắt, khắt khe, nghiệt ngã như nắng quái chiều hôm".


    - "Hễ thương chồng thì người vợ nào cũng NÊN HẾT LÒNG CHIỀU CHỒNG ngay cả lúc đang bị công việc buôn bán cuốn hút; hễ thương vợ thì người chồng nào cũng NÊN HẾT LÒNG CHIỀU VỢ ngay cả khi đang phải khổ sở với cái nóng quái ác lúc xế chiều".

    - Điều mà người xưa muốn nhắn nhủ và khuyên đến với con cháu mai sau rằng: ÐÃ YÊU NHAU THỰC LÒNG THÌ HÃY HẾT LÒNG VÌ NHAU NGAY CẢ TRONG NHỮNG TÌNH HUỐNG BẤT LỢI NHẤT (để bày tỏ hết tấm lòng yêu thương đích thực ấy).

    ReplyDelete
  4. Thì "nắng quái chiều" là cái thời gian gần hết chiều,là lúc chập choạng tối, thế thôi. Nó là một thời điểm trong ngày. Còn "nắng quá chiều" thì chả có ý nghĩa gì. Với lại trên mạng cũng là do post lên, tam sao thất bản.

    ReplyDelete
  5. 3. Nói về tính chất biểu hiện tình thương vợ chồng. Khi đã thương yêu chồng, tình cảm của người con gái được thể hiện ra bằng sự hoạt bát, vui nhộn như đương đông buổi chợ. Và người chồng chẳng khó khăn gì trong việc tìm hiểu tình cảm của vợ đối với mình. Ngược lại, chàng trai thâm trầm hơn trong tình yêu. Thậm chí, có khi tình yêu thương của chàng được thể hiện cả bằng sự cáu gắt, khắt khe, nghiệt ngã như nắng quái chiều hôm".
    => đây là một cách giải thích nắng quái chiều, tớ thì cũng hiểu theo nghĩa là nắng nó gay gắt khắc nghiệt ở chữ quái, tất nhiên là nó quái ở lúc chiều hôm.
    Còn câu nắng quá chiều rõ ràng vẫn có nghĩa, theo tớ nó là nắng cuối chiều lúc nhập nhem tối còn le lói chút nắng, có hình ảnh người ngồi đan áo lúc đó. Với cả đây là mùa đông.
    Kể cả nghe các ca sỹ hát bài này họ đều hát là quá chiều.

    ReplyDelete
  6. Riêng ca sỹ Lan Anh thì hát thành cuối chiều, có lẽ phải sửa lại lời thành cuối chiều cho đúng ca sỹ hát.

    ReplyDelete
  7. Nhầm ca sỹ, đổi thành Phương Nga

    ReplyDelete