Download lossless tại đây
Đêm đông
Nhạc sỹ: Nguyễn Văn Thương
Ca sỹ: Trần Thái Hòa
Chiều chưa đi màn đêm rơi xuống
Đâu đấy buông lững lờ tiếng chuông
Đôi cánh chim bâng khuâng rã rời
Cùng mây xám về ngang lưng trời
Thời gian như ngừng trong tê tái
Cây trút lá cuốn theo chiều mây
Mưa giăng mắc nhớ nhung, tiêu điều
Sương thướt tha bay, ôi! đìu hiu
Đêm đông, xa trông cố hương buồn lòng chinh phu
Đêm đông, bên song ngẩn ngơ kìa ai mong chồng
Đêm đông, thi nhân lắng nghe tâm hồn tương tư
Đêm đông, ca nhi đối gương ôm sầu riêng bóng
Gió nghiêng, chiều say, gió lay ngàn cây,
Gió nâng thuyền mây, gió reo sầu miên
Gió đau niềm riêng, gió than triền miên
Đêm đông, ôi ta nhớ nhung đường về xa xa
Đêm đông, ta mơ giấc mơ, gia đình, yêu đương
Đêm đông, ta lê bước chân phong trần tha phương
Có ai thấu tình cô lữ, đêm đông không nhà.
Cố nhạc sĩ Nguyễn Văn Thương nói về việc sáng tác ca khúc Đêm đông:
ReplyDelete"Sau khi tốt nghiệp trung học (Diplôme) ở trường Quốc Học Huế năm 1936 tôi ra học Tú Tài tại trường Thăng Long Hà Nội. Vào dịp Tết năm 1939, ở nhà bị kẹt tiền nên tôi không có điều kiện về ăn Tết với gia đình như mọi năm. Đây là lần đầu tiên trong đời, tôi phải ăn Tết xa nhà nên rất buồn, rất nhớ. Và thật đau khổ khi phải trải qua những giờ phút giao thừa nơi đất khách quê người.
Mùa đông Hà Nội rét như cắt. Có bao nhiêu quần áo mặc vào tất và tôi ra đi khỏi phòng trọ cho khuây khỏa. Bất giấc bước chân dẫn tôi về phía Ga Hàng Cỏ -thấy mọi người khăn gói chen nhau ra cửa, tôi cũng xông vào, để có cảm giác mình cũng được về quê. Nhưng ai cho người không có vé vào cửa!
Khi tàu chuyển bánh, tôi cũng theo con tàu đi về phương Nam, dọc theo đường Nam Bộ bây giờ. Tiếng còi tàu mỗi lúc một xa càng làm tăng thêm nỗi nhớ nhà da diết! Đến chỗ chắn tàu ở phố Khâm Thiên, tôi chợt nảy ra ý định đi tìm những người cùng cảnh ngộ với mình trong đêm nay. Phố Khâm Thiên hồi ấy có nhiều nhà hát ả đào. Tôi muốn xem trong đêm giao thừa này, có người nào không ở nhà với gia đình mà đi hát. Hoặc ca nhi nào, vì kế sinh nhai mà phải ở lại hành nghề không? Đêm ấy, có hai nhà còn để đèn ngoài cổng để chờ khách. Tôi đi qua nhà đầu tiên. Cửa mở, nhưng không có người ra. Đến nhà thứ hai thì có một ca nhi đi ra mở cửa. Nhưng khi nhìn thấy một cậu thanh niên, tuổi vưà đôi mươi, ăn mặc lôi thôi thì cô ta đã thất vọng. Khi quay trở vào, cô không quên soi mình trong tấm gương treo cạnh cửa, và đưa cánh tay để trần vuốt nhẹ lên mái tóc.
Tôi còn đi lang thang mãi trên nhiều đường phố Hà Nội tối hôm đó -cho đến khuya, khi thấy các bà mang hương, đèn ra cúng trước thềm nhà tôi mới quay về căn gác trọ số 10 Ngõ Hội Vũ.
Lên giường nằm, nhưng nỗi nhớ nhà và cảm giác cô đơn nơi đất khách, khiến tôi không tài nào ngủ được. Và nảy ra ý định sáng tác một bài hát để nói lên cảm xúc và suy nghĩ của mình trong đêm giao thưà đầu tiên phải xa nhà. Tôi đã đưa vào ca khúc hình ảnh thực tế đã đập vào mắt tôi lúc đi qua phố Khâm Thiên. Đó là người "ca nhi đối gương ôm sầu riêng bóng". Còn "Thi nhân lắng nghe tâm hồn tương tư" hoặc "Cô lữ đêm đông không nhà" là hình ảnh của bản thân mình -còn chinh phu, chinh phụ là những hình ảnh mượn từ trong tiểu thuyết thứ bảy của Tự Lực Văn Đoàn rất thịnh hành lúc bấy giờ, chứ ta có đi chinh phục ai đâu mà có chinh phu để nói! Gác trọ tôi ở chỉ có một cửa sổ làm bằng gỗ.
Mùa đông hanh khô, nên có nhiều kẽ hở, gió luồn qua đó, tạo những âm thanh, y như tiếng sáo, lúc như tiếng rít não nuột, da diết. Vì vậy mà ở đoạn giữa điệp khúc, có sáu câu tả về gió: "Gió nghiêng chiều say, gió lay ngàn cây, gió nâng thuyền mây, gió gieo sầu miên, gió đau niềm riêng, gió than triền miên!".
Nhưng đêm hôm ấy mới chỉ là những phác thảo với ý đồ: Ở điệp khúc câu nào cũng bắt đầu bằng hai chữ "Đêm đông", chỉ trừ câu kết thì đổi thành "Có ai...". Sau một thời gian, tôi và Kim Minh, một cậu học trò theo học guitar với tôi cùng trau chuốt lại lời ca, mới cho bài hát ra đời."
Đấy, tớ tặng cậu một bài nhé!!!